Tóm tắt nội dung
Tên ngành, nghề: Truyền thông đa phương tiện
Mã ngành, nghề: 6320106
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Chương trình được thiết kế đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường đạt được những mục tiêu sau:
– Có khả năng giải thích, phân tích được những kiến thức lý luận và thực tiễn đối với ngành truyền thông đa phương tiện, bao gồm 3 kiến thức chính:
- Kiến thức về truyền thông
- Kiến thức về mỹ thuật
- Kiến thức về công nghệ
– Có khả năng sản xuất được các sản phẩm truyền thông như ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, nội dung website; ứng dụng diện thoại, tạo ra các sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: kỹ xảo đa phương tiện, phim hoạt hình, giao diện website, giao diện ứng dụng điện thoại, xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng,vv…để đáp ứng được các yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí và nhu cầu xã hội.
– Hình thành tư duy logic, có khả năng tổ chức, đánh giá, triễn khai, tham gia thực hiện truyền thông, quảng cáo cho sự kiện tại các tổ chức doanh nghiệp, xã hội, cơ quan nhà nước.
– Có tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiêm, nhiệt tình và hòa đồng; có khả năng làm việc nhóm.
– Có năng lực giao tiếp, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho ngành truyền thông.
– Có đủ sức khỏe để làm việc, đạo đức chuẩn mực và quan hệ rộng mở. Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
– Trình bày được vị trí, vai trò của truyền thông đa phương tiện trong ngành truyền thông và đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, hiệu ứng xã hội và tác động của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đối với công chúng truyền thông;
– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận truyền thông và các bộ phận khác trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông; mối quan hệ giữa bộ phận truyền thông và các bộ phận liên quan;
– Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện: thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác;
– Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận hoạt động báo chí – truyền thông;
– Liệt kê được các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý phát hành… trong hoạt động truyền thông đa phương tiện;
– Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động truyền thông và giải thích công dụng của chúng;
– Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện để nhận diện được các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Kỹ năng
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào sáng tạo, thiết kế và sản xuất các ấn phẩm truyền thông đa phương tiện.
– Thiết kế đồ hoạ, biên tập hình ảnh, nội dung, video cơ bản.
– Phát triển ứng dụng, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
– Hỗ trợ, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hình thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
– Tra cứu được tài liệu trên Internet bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh phục vụ cho yêu cầu công việc.
– Khai thác các trang thiết bị, công cụ phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm truyền thông.
– Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.
– Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị – dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện.
– Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn, phát hiện ra được các nguyên nhân cản trở hoạt động, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất, phát hành;
– Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí – truyền thông; có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;
– Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, kèm cặp kỹ năng nghề cho thực tập sinh và nhân viên mới;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
– Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông;
– Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra;
– Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí – truyền thông;
– Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;
– Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội để thử sức trong nhiều lĩnh vực và vị trí làm việc khác nhau của ngành truyền thông đa phương tiện.
Cụ thể trong các cơ quan báo chí truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội, các công ty thiết kế, quảng cáo, in ấn, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông, các tổ chức nghiên cứu và tư vấn về truyền thông.
Các vị trí việc làm của ngành, nghề cụ thể bao gồm:
- Chuyên viên truyền thông
- Chuyên viên thiết kế truyền thông số
- Chuyên viên vẽ hình minh họa chuyển động kỹ thuật số
- Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến
- Chuyên viên sáng tạo nội dung video
- Chuyên viên marketing trực tuyến
- Chuyên viên thiết kế giao diện web
- Chuyên viên quản trị media web
- Phóng viên
- Biên tập viên nội dung tại bộ phận truyền thông của các công ty, doannh nghiệp, cơ quan, đơn vị
- Được học liên thông hoặc chuyển tiếp lên trình độ đại học theo quy định.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 26
– Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ
– Thời gian học các môn học chung : 435 giờ
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1575 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 604 giờ; Thời gian học thực hành: 1313 giờ
– Thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun: 93 giờ
Nội dung chương trình
Mã MH/MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
I | Các môn học chung | 21 | 435 | 157 | 255 | 23 |
MH 01 | Chính trị | 4 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH 02 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 4 | 75 | 36 | 35 | 4 |
MH 05 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH 06 | Tiếng Anh | 6 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun chuyên ngành | 55 | 1215 | 417 | 740 | 58 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 13 | 240 | 147 | 81 | 12 |
MH 07 | Nhập môn truyền thông đa phương tiện | 3 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MH 08 | Tổ chức sự kiện | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 09 | Quan hệ công chúng | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH 10 | Truyền thông marketing tích hợp | 4 | 75 | 45 | 27 | 3 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên ngành | 42 | 975 | 270 | 659 | 46 |
MĐ 11 | Sản xuất phim quảng cáo | 5 | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 12 | Kỹ thuật chụp ảnh | 3 | 60 | 15 | 42 | 3 |
MĐ 13 | Biên tập video và âm thanh | 4 | 90 | 30 | 54 | 6 |
MĐ 14 | Thiết kế đồ họa ứng dụng | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
MĐ 15 | Kỹ thuật ghi hình | 5 | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 16 | Kịch bản truyền thông | 5 | 120 | 30 | 84 | 6 |
MĐ 17 | Thiết kế giao diện người dùng | 4 | 90 | 30 | 57 | 3 |
MĐ 18 | Đồ họa chuyển động 2D (hoạt hình – animation) | 3 | 75 | 15 | 57 | 3 |
MĐ 19 | Thiết kế nhận diện thương hiệu và poster quảng cáo | 3 | 75 | 15 | 57 | 3 |
MĐ 20 | Xử lý hình ảnh bằng photoshop | 2 | 45 | 15 | 28 | 2 |
MH 21 | Quản lý dự án đa phương tiện | 2 | 45 | 15 | 28 | 2 |
MĐ 22 | Vẽ minh họa và thiết kế nhân vật | 2 | 45 | 15 | 28 | 2 |
II.3 | Môn học, mô đun tự chọn | 4 | 90 | 30 | 54 | 6 |
MĐ 24 | Thiết kế đồ họa chữ | 2 | 45 | 15 | 27 | 3 |
MĐ 25 | Thiết kế dàn trang | 2 | 45 | 15 | 27 | 3 |
II.4 | Đồ án tốt nghiệp | 6 | 270 | 0 | 264 | 6 |
MĐ 26 | ||||||
Tổng cộng | 86 | 2010 | 604 | 1313 | 93 |
Địa điểm liên hệ, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học
PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÂY ĐÔ
Số 90 Quốc lộ 1A, Khu vực 2, P. Ba Láng, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Điện thoại: 0862618369 – 086 2618 369
Fanpage: https://www.facebook.com/TruongcaodangTayDo
Website: www.caodangtaydo.edu.vn – Email: tuyensinh@caodangtaydo.edu.vn