Học Công nghệ thông tin Cần Thơ ở đâu
Lập Trình Web Wordpress Chuyên Nghiệp
  1. Tên nghề đào tạo: Thiết kế và Quản trị website
  2. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào:

– Từ đủ 15 tuổi trở lên;

– Có trình độ học vấn (biết đọc, biết viết);

– Có sức khỏe tốt đảm bảo học tập.

  1. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo

3.1. Mô tả về khóa học:

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Thiết kế và quản trị website cung cấp cho người học những kiến thức về biên tập, xây dựng, phát triển và quản lý Web.

Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp bậc 1 (sơ cấp I).

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Sơ cấp Thiết kế và quản trị website, người học có thể được bố trí làm việc sau:

– Tổ chức thiết kế xây dựng website.

– Sửa đổi cập nhật thông tin của hệ thống web đang hoạt động.

– Tiếp nhận và bảo trì các hệ thống website.

– Triển khai và quản lý ứng dụng thương mại điện tử.

3.2. Mục tiêu đào tạo:  

3.2.1. Mục tiêu chung:  

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và tốc độ phát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Sau khi học xong chương trình đào tạo người học có năng lực:

– Về kiến thức: 

+ Trang bị các kiến thức để xây dựng một Website.

+ Trình bày được các kiến thức về ngôn ngữ HTML, PHP, CSS, Javascript.

+ Mô tả được hệ thống WordPress.

+ Xác định được qui trình thiết kế Website.

– Về kỹ năng:

+ Áp dụng được một số phương pháp và công cụ để xây dựng và quản trị Web

+ Thực thi được việc quản lý, biên tập, xây dựng và phát triển Web

– Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

+ Tự tin trong công việc, tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, cần cù, sáng tạo.

  1. Danh mục số lượng, thời lượng các mô đun:
Mã mô đun Tên mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Lập trình website cơ bản với PHP, HTML5, CSS, Javascript 4 105 22 80 3
MĐ 02 Phát triển website cá nhân – doanh  nghiệp trên nền tảng WordPress 4 105 15 86 4
MĐ 03 Phát triển web bằng WordPress nâng cao 4 105 15 87 3
Tổng cộng 12 315 52 253 10
  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

5.1. Khối lượng kiến thức:

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ lý thuyết, 80% số giờ thực hành của mỗi mô đun.

– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng mô đun.

– Điểm tổng kết các mô đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

5.2. Kỹ năng tay nghề:

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi mô đun.

– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.

5.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Thực hành nghề có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

– Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.

  1. Thời gian khóa học:

6.1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 03 tháng

– Thời gian học tập: 12 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 315 giờ

– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra mô đun: 10 giờ

6.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các mô đun: 315 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 52 giờ

– Thời gian học thực hành: 253 giờ

– Thời gian kiểm tra: 10 giờ

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

7.1. Quy trình đào tạo:

– Thời điểm bắt đầu thực hiện: Ngay sau khi kết thúc đợt tuyển sinh.

– Các mô đun lý thuyết: Thực hiện theo trình tự các mô đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.

– Các môn đun thực hành: chia nhóm 15 – 20 học sinh/ nhóm. Địa điểm Học tại phòng tin học của trường.

– Kiểm tra, đánh giá mô đun.

7.2. Điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư 34/2018/ TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Người học được công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
    2. Không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm xét công nhận tốt nghiệp.
    3. Phương pháp và thang điểm đánh giá:

8.1. Phương pháp đánh giá:

       Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô đun. Điểm mô đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô đun.

8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết: Không có

8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:

– Là đánh giá kỹ năng tay nghề, người học thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành một khâu công việc trong mô đun.

– Hình thức đánh giá: Người học Trong quá trình học sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức, làm thảo luận nhóm, bài thu hoạch, tiểu luận… để lấy điểm kiểm tra đánh giá quá trình học, hoàn thành công việc có trong mục tiêu đào tạo của mô đun.

8.1.3. Đánh giá kết thúc mô-đun:

Kết thúc mô đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức: thực hiện đề án, báo cáo theo đề tài trong mục tiêu đào tạo của mô đun.

8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:

Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.

8.2. Thang điểm đánh giá:

8.2.1. Thang điểm đánh giá mô đun:

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân, làm tròn một chữ số.

    • Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1.
    • Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
    • Điểm kết thúc mô đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm kiểm tra kết thúc mô đun có trọng số là 0,4 và 0,6.

8.2.2. Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học

Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô đun theo quy định sẽ được đánh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là Điểm tổng kết khóa học.

8.2.3.Thang điểm tổng kết xếp loại tốt nghiệp:

Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;

– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;

– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;

– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;

– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.

Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề Thiết kế và Quản trị website được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT- LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Cụ thể như sau:

– Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

– Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp bậc 1: Thiết kế và quản trị website.

Địa điểm liên hệ, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học

PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÂY ĐÔ

Số 90 Quốc lộ 1A, Khu vực 2, P. Ba Láng, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Điện thoại: 0862618369 – 086 2618 369

Fanpage: https://www.facebook.com/TruongcaodangTayDo

Website: www.caodangtaydo.edu.vn – Email: tuyensinh@caodangtaydo.edu.vn